XỬ LÝ NƯỚC THẢI NGÀNH GIẶT TẨY

XỬ LÝ NƯỚC THẢI NGÀNH GIẶT TẨY

XỬ LÝ NƯỚC THẢI NGÀNH GIẶT TẨY

XỬ LÝ NƯỚC THẢI NGÀNH GIẶT TẨY

XỬ LÝ NƯỚC THẢI NGÀNH GIẶT TẨY
XỬ LÝ NƯỚC THẢI NGÀNH GIẶT TẨY
CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG PHƯỚC TRÌNH

XỬ LÝ NƯỚC THẢI NGÀNH GIẶT TẨY

Tại sao phải xử lý nước thải ngành giặt tẩy?

Ngành công nghiệp giặt tẩy là một ngành công nghiệp dịch vụ mới phát triển ở nước ta, và ngày càng phát triển do nhu cầu cuộc sống của người dân ngày càng tăng cao. Và vấn đề môi trường chủ yếu của ngành này là vấn đề về nước thải, nước thải ngành giặt tẩy có nguồn gốc từ việc sử dụng xà phòng, sô đa, các chất tẩy để loại bỏ dầu mỡ. Nước thải ngành giặt tẩy có sự dao động lớn cả về lưu lượng và tải lượng ô nhiễm, nó thay đổi theo mùa, theo mặt hàng cần giặt tẩy, theo mặt hàng sản xuất và chất lượng sản phẩm, nước thải ngành giặt tẩy có pH cao, chứa các chất giặt tẩy, sợi vải lơ lửng, độ màu, độ đục, tổng chất rắn hàm lượng chất hữu cơ cao. (Xử lý nước Nếu nước thải ngành giặt tẩy không được xử lý trước khi xả ra nguồn tiếp nhận sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng hệ sinh thái thủy sinh vật và chất lượng môi trường sống của người dân xung quanh.

Quy trình công nghệ giặt tẩy 

Sơ đồ quy trình công nghệ Grament Wash (giặt thông thường)

Quy trình công nghệ Stone Beach Wash (giặt đá)

Thành phần và tính chất nước thải giặt tẩy (Xử lý nước thải ngành giặt tẩy)

Ngành công nghiệp giặt tẩy có nhu cầu tiêu thụ nước rất lớn, có nhiều loại hình giặt tẩy khác nhau như: giặt thông thường, giặt cát, giặt đá,… và ngành này cũng dùng nhiều loại hóa chất tẩy khác nhau để giặt tẩy, tính chất nước thải và lưu lượng nước thải của ngành giặt tẩy thay đổi tùy thuộc vào sản phẩm cần giặt, công đoạn giặt tẩy, nước thải của khâu giặt các sản phẩm thông thường có chứa các chất bẩn, dầu mỡ, chất nhờn, thức ăn thừa, nếu giặt các sản phẩm là ra giường, quần áo của bệnh viện thì có thể là nguồn phát sinh ra các nguồn dịch bệnh cần phải ngăn ngừa,…

Nước thải của ngành giặt tẩy có nguồn gốc từ việc sử dụng xà phòng, sô đa, các chất tẩy để loại bỏ dầu mỡ,… nước thải sản xuất của ngành giặt tẩy có pH cao, chứa các chất giặt tẩy, sợi vải lơ lửng, độ màu, độ đục, tổng chất rắn, hàm lượng chất hữu cơ cao,…

Các chất hoạt động bề mặt trong bột giặt cũng như trong nước thải của ngành giặt giặt tẩy là những chất bền sinh học. Vì vậy chúng cần phải được xử lý trước khi thải vào môi trường.

Tác động đến môi trường của các hóa chất hoạt động bề mặt 

  • Đối với con người:

Làm nhũ tương hóa chất lỏng trên da dưới dạng màng mỏng dẫn đến hiệu lực màng chắn của chúng không còn nữa, da trở nên dễ thấm và khô hơn.

Nếu chất hoạt động bề mặt xâm nhập vào cơ thể thì độc tính của chúng tương đối không nặng vì chúng được biến thể rất nhanh (các anionic vs NI), còn các cationic thì biến thể chậm hơn. Không có sự tích lũy trong cơ thể.

  • Đối với môi trường

Trong môi trường nước, các chất hoạt động bề mặt tạo thành bọt cản trở quá trình lọc tự nhiên hoặc nhân tạo, tập trung các tạp chất và gây ức chế vi sinh vật. Nồng độ chất tẩy anion lớn hơn hoặc bằng 0,3 mg/l sẽ tạo thành lớp bọt ổn định.

Làm chậm quá trình chuyển đổi và hòa tan oxy vào nước ngay cả khi không có bọt, do tạo ra một lớp mỏng ngăn cách sự hòa tan oxy qua bề mặt.

Làm xuất hiện mùi xà phòng, khi hàm lượng cao hơn ngưỡng tạo bọt.

Tăng hàm lượng phosphat đưa tới việc kết hợp polyphosphat với các tác nhân bề mặt, dễ dàng dinh dưỡng hóa nước hồ có thể tạo ra hiện tượng phú dưỡng hóa. Ở một số nước phần lớn polyphosphat được thay bằng axit nitrilotriaxetic.

Các chất hoạt động bề mặt NI hiện nay được sử dụng thường thuộc dạng khó bị phân hủy sinh học.

Sự cần thiết của việc thiết kế hệ thống xử lý nước thải ngành giặt tẩy

Nước thải ngành giặt tẩy có khả năng gây độc hại đối với cá và các sinh vật thủy sinh tại những vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp của nguồn nước thải ngành này.

Đặc tính của dòng nước thải này là có chứa hàm lượng các chất hoạt động bề mặt, chất tạo bọt cao, cặn lơ lửng, độ màu cao,…

Nhìn chung, nước thải ngành giặt tẩy được xem là loại nước thải có mức độ ô nhiễm trung bình. Nước thải này nếu như không được xử lý thích đáng sẽ gây ra những tác động xấu đến chất lượng nguồn nước, đến quá trình hoạt động của thủy sinh vật, các loại thực vật nước và ngay cả con người tại những vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp của nguồn nước thải. Chúng không những làm chết các loại thủy sản mà còn làm mất khả năng tự làm sạch của nguồn nước, con người đánh bắt và ăn phải các loại thủy sản này cũng có thể bị nhiễm độc.

Đề xuất công nghệ xử lý nước thải ngành giặt tẩy

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải giặt tẩy

Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải ngành giặt tẩy

Nước thải ngành giặt tẩy được đưa qua song chắn rác để loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn ra khỏi dòng thải để tránh làm tắc nghẽn hệ thống bơm gây ảnh hưởng đến các công trình xử lý phía sau.

Nước thải ngành giặt tẩy sau đó được dẫn qua bể lắng để lắng cặn lơ lửng ra khỏi dòng thải nhờ quá trình trọng lực. Bùn lắng xuống đáy bể được đưa về bể chứa bùn để xử lý.

Sau đó nước thải được dẫn qua bể điều hòa để ổn định lại lưu lượng và nồng độ chất thải trong nước thải trước khi qua bể xử lý sinh học hiếu khí.

Tại bể xử lý sinh học hiếu khí, các vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ có trong nước thải làm nguồn dinh dưỡng để phát triển sinh khối mới và phân giải chất hữu cơ thành những hợp chất vô cơ đơn giản.

Sau đó nước thải được dẫn qua bể lắng 2 để lắng bùn sinh học vừa hình thành. Một phần bùn cặn được đưa qua  bể chứa bùn để xử lý, một phần bùn được tuần hoàn lại bể sinh học hiếu khí để đảm bảo mật độ vi sinh vật trong bể.

Phần nước trong sau lắng được dẫn tiếp qua bể lọc áp lực để loại bỏ cặn lơ lửng, độ màu và mùi còn xót lại trong bể trước khi xả thải ra ngoài môi trường với đầu ra đạt QCVN 40:2011/BTNMT.

Phước Trình Copyright @ 2024. Phát triển bởi tltvietnam.vn
Online: 4 | Tổng: 633975
zalo
zalo
Nhắn tin messenger
Facebook