XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT - ĐÂU LÀ GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ NHẤT HIỆN NAY?

XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT - ĐÂU LÀ GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ NHẤT HIỆN NAY?

XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT - ĐÂU LÀ GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ NHẤT HIỆN NAY?

XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT - ĐÂU LÀ GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ NHẤT HIỆN NAY?

XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT - ĐÂU LÀ GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ NHẤT HIỆN NAY?
XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT - ĐÂU LÀ GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ NHẤT HIỆN NAY?
CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG PHƯỚC TRÌNH

XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT - ĐÂU LÀ GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ NHẤT HIỆN NAY?

Nước thải sinh hoạt là loại nước được thải ra môi trường xung quanh trước và trong quá trình tắm, vệ sinh, giặt tẩy, nấu nướng, ăn uống và các hoạt động thường ngày khác của người dân sinh sống và làm việc trong các khu dân cư, công trình làm việc, trung tâm thương mại, khu vui chơi,...Tại các thành phố có mật độ dân cư đông đúc thì lượng nước thải sinh hoạt này nếu chưa được xử lý mà đổ ra môi trường xung quanh thì rất là nguy hại. Do vậy hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt rất thật sự cần thiết. Hãy cùng Phước Trình tìm hiểu cũng như tìm các giải pháp khắc phục vấn đề này trong bài viết sau nhé.

Thành phần nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt gồm 2 loại:

  • Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh;
  • Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt: cặn bã từ nhà bếp, các chất rửa trôi,…

Thành phần chính của loại nước thải này là các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học. Chất hữu cơ bao gồm các hợp chất như protein (40 – 50%), carbohydrate (40 – 50%) và các chất béo (5 – 10%). Ngoài ra còn chứa các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh nguy hiểm.

Một số quy định về quản lý nước thải sinh hoạt tại Việt Nam

  • QCVN 14:2015/BTNMT: Quy định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi thải ra môi trường;

  • Nghị định 80/2014/NĐ – CP: Quy định về hoạt động thoát nước và xử lý nước thải tại các đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư nông thôn tập trung.

Tầm quan trọng của việc xử lý nước thải sinh hoạt

Như đã đề cập ở trên, nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất ô nhiễm gây hại. Do đó cần phải được thu gom và xử lý hiệu quả trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.

  • Hàm lượng các chất dinh dưỡng (N, P) có trong loại nước thải này khá cao. N, P nếu tích lũy nhiều trong môi trường sẽ gây nên sự phát triển bùng nổ của tảo, làm giảm lượng oxy hòa tan của nước mặt. Điều này sẽ trở thành mối đe dọa đối với các loài sinh vật sống dưới nước.
  • Các chất ô nhiễm có trong nước thải được đưa vào môi trường sẽ làm thay đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của nguồn nước. Điều này sẽ làm phá vỡ cân bằng sinh học tự nhiên và làm suy giảm quá trình tự làm sạch của nguồn nước.
  • Các vi sinh vật có trong nước thải nếu không được loại bỏ đúng cách sẽ là các nguồn gây nên nhiều căn bệnh về da, tiêu hóa,… đối với con người.
  • Sự phân hủy các hợp chất có trong nước thải gây nên mùi hôi và làm thay đổi màu sắc của nước. Do vậy, nếu không được xử lý sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cảnh quan của khu vực. Đặc biệt là đối với các thành phố lớn – những nơi được xem là “bộ mặt” của đất nước.
  • Tuân thủ các quy định của Nhà nước về thoát nước và xử lý nước thải.

Một số phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt hiện nay

Dưới đây là các phương pháp được áp dụng để xử lý nước thải sinh họạt.

Phương pháp Nguyên tắc Một số công trình xử lý
Cơ học

Tách các tạp chất không hòa tan và một phần các chất ở dạng keo ra khỏi nước thải. Đây là giai đoạn xử lý sơ bộ trước khi tiến hành các bước xử lý tiếp theo

  • Song chắn rác
  • Bể tuyển nổi, vớt dầu mỡ
  • Bể lắng cát
  • Bể lắng
  • Bể lọc
Sinh học

Dựa trên cơ sở hoạt động của vi sinh vật để phân hủy các chất ô nhiễm. Vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ và một số chất khoáng làm thức ăn để sinh trưởng và tạo sinh khối. Từ đó tách các chất hữu cơ và chất dinh dưỡng ra khỏi nước thải

  • Bể aerotank
  • Bể lọc sinh học
  • Mương oxy hóa
  • Bể SBR
  • Bể UASB
  • Hồ sinh học
  • Cánh đồng tưới và bãi lọc

Khử trùng

Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình xử lý. Mục đích của giai đoạn này là loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh có trong nước thải trước khi xả ra nguồn tiếp nhận

  • Bể khử trùng

Ngoài ra, còn có thêm phương pháp hóa học và hóa lý gồm: keo tụ tạo bông, trung hòa, tuyển nổi, hấp phụ, trao đổi ion, oxy hóa – khử, điện hóa,… Tuy nhiên, phương pháp này chủ yếu được áp dụng để xử lý loại nước thải có tính chất phức tạp hơn mà các vi sinh vật thông thường không thể phân hủy được. Điển hình là nước thải công nghiệp.

Giải pháp xử lý nước thải sinh hoạt đến từ Phước Trình

Phước Trình cung cấp công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học hiếu khí kết hợp lọc màng MBR. Hệ thống xử lý của Phước Trình gồm các công trình sau:

  • Bể điều hòa,
  • Bể thiếu khí anoxic,
  • Bể hiếu khí aerotank,
  • Module MBR.

  • Một số ưu điểm của phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt từ Phước Trình

  • Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt áp dụng phương pháp sinh học kết hợp lọc màng MBR của Phước Trình đã được nhiều chủ đầu tư tin tưởng lựa chọn và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía khách hàng nhờ những lý do sau:

  • Chất lượng nước đầu ra đạt hiệu quả cao;
  • Hệ thống nhỏ gọn, có thể lắp đặt ở những nơi có không gian hẹp;
  • Module MBR tích hợp chức năng của bể lắng, lọc và khử trùng. Do đó tối ưu được nhiều chi phí và diện tích vì không cần xây dựng các bể này;
  • Quá trình xử lý không sử dụng hóa chất nên tiết kiệm chi phí và thân thiện với môi trường;
  • Thời gian sử dụng lâu dài. Chi phí đầu tư và duy trì thấp so với các phương pháp truyền thống, chỉ khoảng 2500 đồng/m3 nước thải;
  • Quá trình vận hành đơn giản và hoàn toàn tự động;
  • Các bể xử lý và module MBR được Phước Trình gia công sản xuất từ trước. Do đó, quá trình thi công, lắp đặt cực kỳ nhanh;
  • Hệ thống có độ bền vượt trội và tính thẩm mỹ cao.

Hãy liên hệ ngay với Phước Trình để được tư vấn và giải đáp chi tiết nếu quý khách hàng có bất cứ câu hỏi nào. Được đồng hàng cùng quý khách hàng là niềm tự hào cho Phước Trình chúng tôi.

  • Phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt của Phước Trình ứng dụng công nghệ MBR. Đây là công nghệ lọc màng mới nhất có khả năng loại bỏ gần như triệt để các chất ô nhiễm trong nước thải. Nhờ kích thước lỗ lọc nhỏ (0,1 µm) nên bùn, chất rắn lơ lửng, vi sinh vật, trứng giun sán,… đều được giữ lại. Chỉ có nước sạch mới được phép đi qua màng. Độ màu và chất lượng nước đầu ra được xử lý rất tốt.

    Quá trình xử lý hoàn toàn không sử dụng hóa chất. Do đó không cần lo ngại về vấn đề hóa chất tồn dư sau xử lý, lại cực kỳ thân thiện với môi trường. Nước đầu ra không những đạt chuẩn xả thải theo QCVN 14:2015/BTNMT cột A/B mà còn có thể tái sử dụng được cho các hoạt động khác như tưới cây, rửa đường, dội rửa toilet,… Như vậy vừa có thể tiết kiệm chi phí sử dụng nước, vừa giảm gánh nặng cho công tác cấp nước.

 

 

Phước Trình Copyright @ 2024. Phát triển bởi tltvietnam.vn
Online: 9 | Tổng: 634001
zalo
zalo
Nhắn tin messenger
Facebook