XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRƯỜNG HỌC KÝ TÚC XÁ

XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRƯỜNG HỌC KÝ TÚC XÁ

XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRƯỜNG HỌC KÝ TÚC XÁ

XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRƯỜNG HỌC KÝ TÚC XÁ

XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRƯỜNG HỌC KÝ TÚC XÁ
XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRƯỜNG HỌC KÝ TÚC XÁ
CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG PHƯỚC TRÌNH

XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRƯỜNG HỌC KÝ TÚC XÁ

Nguồn gốc phát sinh và mục đích xử lý nước thải sinh hoạt trường học ký túc xá

Nguồn phát sinh

Nước thải trường học ký túc xá cần xử lý phát sinh từ các hoạt động sử dụng nước trong sinh hoạt của học sinh – sinh viên học hành lưu trú. Như hoạt động ăn uống, tắm giặt, vệ sinh, hoạt động nấu ăn từ khu bếp của căn teen,...

Mục đích của quá trình xử lý nước trường học ký túc xá

Mục đích xử lý nước thải trường học ký túc xá là loại bỏ hợp chất hữu cơ, vô cơ trong nước thải. Những chất này có thể tồn tại ở các dạng khác nhau. Tùy theo tính chất mà chúng có thể chia làm nhiều loại. Có thể phân hủy được bằng phương pháp sinh học và không thể phân hủy được bằng phương pháp sinh học, chất tan và chất rắn lơ lửng,…

- Tuân thủ theo Quy định của Nhà nước

- Theo Khoản 19 Điều 3 Nghị định 40/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2019.

- Điều 37 Nghị định 38/2015/NĐ-CP.

Quy đinh về công tác thu gom, xử lý nước thải theo quy định mới nhất của pháp luật hiện hành như sau:

- Các khu đô thị, khu dân cư tập trung, tòa nhà cao tầng, tổng hợp công trình dịch vụ, thương mại phải có hệ thống thu gom nước mưa và thu gom, xử lý nước thải theo quy hoạch và tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật về xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật.

- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải có hệ thống thu gom nước mưa và thu gom, xử lý nước thải theo QCVN 14/2008-BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xử lý nước thải sinh hoạt.

Quy trình công nghệ áp dụng xử lý nước thải trường học ký túc xá

Thành phần tính chất nước thải trước xử lý

Nước thải sinh hoạt trường học ký túc xá có các đặc tính riêng làm hàm lượng Nito cao, để xử lý nước thải sinh hoạt một cách hiệu quả đảm bảo hệ thống xử lý hoạt động ổn định đạt tiêu chuẩn xả thải ra nguồn tiếp nhận cần phải tối ưu về thiết kế, tính toán từ lúc lập dự án.

Nhiều người thường nghĩ nước thải sinh hoạt là loại nước thải dễ xử lý. Tuy nhiên, vấn đề không đơn giản như vậy. Bởi vì, trong nước thải sinh hoạt là tập hợp đa chất, chứ không phải đơn chất như các loại nước thải công nghiệp, khi xử lý các chỉ tiêu BOD5, COD, TSS,…thì lại vướng chỉ tiêu Amoniac hay Nito là một ví dụ. Vì vậy, để thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt mang lại hiệu quả cao, cần phải có kiến thức chuyên môn sâu về các quá trình sinh học diễn ra trong từng quy trình hoạt động của hệ thống xử lý nước thải.

Các thành phần ô nhiễm chính của nước thải sinh hoạt gồm: Hàm lượng oxi sinh học BOD5, Tổng chất rắn lơ lửng (TSS), Tổng Nito, Tổng Photpho, Dầu mỡ động thực vật, Coliform. Trong các chỉ tiêu trên thì chỉ tiêu N-NH3 là khó xử lý nhất trong nước thải sinh hoạt.

Tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt hiện nay

Phương pháp xử lý cơ học

Trong phương pháp này, các lực vật lý như lực trọng trường, lực ly tâm, được áp dụng để tách các chất không hòa tan ra khỏi nước thải. Phương pháp xử lý cơ học thường đơn giản, rẻ tiền, hiệu quả xử lý chất lơ lửng cao với các thiết bị cơ khí vận hành thủ công hoặc tự động. Các công trình xử lý cơ học được áp dụng rộng rãi trong xử lý nước thải là:

- Thiết bị tách rác

- Thiết bị nghiền rác

- Bể điều hòa

- Khuấy trộn

- Lắng

- Lắng cao tốc

- Tuyển nổi

- Lọc

- Bay hơi và tách khí

Trong nước thải sinh hoạt trường học kỹ túc xá chứa nhiều các chất không tan ở dạng lơ lửng, để tách các chất này ra khỏi nước thải thường sử dụng các phương pháp cơ học như lọc qua song chắn rác hoặc lưới chắn rác, lắng dưới tác dụng của trọng lực và lọc qua nhiều lớp vật liệu lọc. Tùy theo kích thước, tính chất lý hóa, nồng độ chất lơ lửng, lưu lượng nước thải và mức độ làm sạch mà lựa chọn công nghệ xử lý thích hợp.

Phương pháp xử lý sinh học

Phương pháp sinh học được úng dụng để xử lý các chất hữu cơ hòa tan có trong nước thải cũng như một số chất vô cơ như H2S, Sunfit, Amonia, Nito,…dựa trên cơ sở hoạt động của vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ gây ô nhiễm. Vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ và một số khoáng chất làm thức ăn để sinh trường và phát triển. Một cách tổng quát, phương pháp xử lý sinh học có thể phân chia thành 2 loại:

Phương pháp kỵ khí: Sử dụng nhóm vi sinh vật kị khí, hoạt động trong điều kiện không có oxy.

Phương pháp hiếu khí: Sử dụng nhóm vi sinh vật hiếu khí, hoạt động trong điều kiện cung cấp oxy liên tục.

Phương pháp xử lý hóa học

Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học là quá trình sử dụng một số hóa chất và bể phản ứng nhằm nâng cao chất lượng nước thải để đáp ứng hiệu quả xử lý của các công đoạn sau:

- Dùng axit hay vôi để trung hòa và điều chỉnh pH của nước thải, hoặc dùng 2 nguồn nước thải có tính axit và kiềm để trung hòa lại với nhau.

- Dùng than hoạt tính, clo zone để khử các chất hữu cơ khó oxy hóa, khử màu, khử mùi, khử trùng.

- Dùng bể lọc trao đổi ion để khử kim loại nặng.

Kết luận

Môi trường Phước Trình đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc cung cấp giải pháp xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải - khí thải hiệu quả, bền vững. Chúng tôi đã thực hiện nhiều dự án xử lý nước thải - khí thải trên khắp các thành phố và các tỉnh lận cận.

Với đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm, Môi trường Phước Trình không ngừng nỗ lực sáng tạo và cải tiến tối ưu hóa giải pháp xử lý nước thải – khí thải. Điều này đảm bảo hệ thống xử lý nước thải – khí thải được lắp đặt và vận hành một cách chính xác và hiệu quả. Đặc biệt, lợi ích của khách hàng và sức khỏe của con người luôn được đặt lên hàng đầu, làm nền tảng cho hoạt động của chúng tôi.

Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp xử lý nước thải – khí thải cho doanh nghiệp của mình, hãy đến với Môi trường Phước Trình ngay hôm nay để được tư vấn, lắp đặt, vận hành hệ thống xử lý nước thải – khí thải tiên tiến và tối ưu nhất. Bạn có thể yên tâm rằng việc xử lý nước thải - khí thải của doanh nghiệp sẽ được thực hiện một cách chất lượng và đáng tin cậy.

 

Phước Trình Copyright @ 2024. Phát triển bởi tltvietnam.vn
Online: 15 | Tổng: 636776
zalo
zalo
Nhắn tin messenger
Facebook