❄
Thứ 5, 09/01/2025
Administrator
15
Công nghệ MBBR là một trong những công nghệ xử lý nước thải mới nhất được ưa chuộng hiện nay. Vậy công nghệ này có điểm gì đặc biệt lại được quan tâm đến vậy? Sử dụng như thế nào?
Công nghệ MBBR là viết tắt của Moving Bed Bioreactor). Đây là công nghệ xử lý nước thải nhân tạo do con người điều khiển kết hợp giữa bể sinh học hiếu khí Aerotank truyền thống và lọc sinh học dính bám. Cụ thể bể MBBR sẽ sử dụng một loại đệm nhựa làm giá thể cho vi sinh dính bám vào để sinh trưởng và phát triển. Các giá thể này sẽ không ngừng chuyển động trong toàn thể tích bể nhờ các thiết bị thổi khí và cánh khuấy, qua đó mật độ vi sinh gia tăng, hiệu quả xử lý sẽ càng cao.
Về cơ bản nguyên tắc hoạt động của bể xử lý nước thải bằng công nghệ MBBR là: Sau khi qua các quá trình xử lý khác, nước thải được bơm vào bể MBBR. Tại đây hệ thống thổi khí sẽ khuấy trộn các giá thể trong bể để đảm bảo giá thể vi sinh được xáo trộn liên tục, mật độ vi sinh gia tăng, tăng hiệu quả xử lý.
Vi sinh sẽ phát triển, dính bám trên bề mặt giá thể để hỗ trợ quá trình phân giải các chất hữu cơ trong nước. Sau đó đi qua bể lắng, lọc, đạt các mức xử lý theo quy định hiện hành của từng loại nước thải. Ngoài ra, để tăng cường khả năng xử lý Nitơ của bể sinh học thiếu khí người ta thêm vào bể giá thể MBBR.Thể tích của vật liệu MBBR so với thể tích bể được điều chỉnh theo tỷ lệ phù hợp, thường là <50% thể tích bể.
Bể sinh học kết hợp giá thể lơ lửng MBBR gồm 2 loại: bể hiếu khí và bể thiếu khí.
Trong bể hiếu khí sự chuyển động của các giá thể được tạo thành do sự khuếch tán của những bọt khí có kích thước trung bình từ máy thổi khí. Trong khi đó ở bể thiếu khí thì quá trình này được tạo ra bởi sự xáo trộn của các giá thể trong bể bằng cánh khuấy.
Công nghệ MBBR là một trong những công nghệ xử lý nước thải mới nhất đang rất được ưa chuộng hiện nay vì hiệu suất xử lý cao, không tốn nhiều diện tích. Cụ thể, có thể điểm qua những ưu điểm của công nghệ MBBR như sau:
Với những ưu điểm trên, công nghệ xử lý nước thải MBBR thường được ưa chuộng sử dụng cho các hệ thống xử lý nước thải có ô nhiễm hữu cơ như trường học, khu dân cư, bệnh viện, thủy sản, sản xuất chế biến thực phẩm, dệt nhuộm, nước thải công nghiệp…