❄
Thứ 4, 01/01/2025
Administrator
38
THIẾT KẾ MÀNG MBR NHƯ THẾ NÀO ĐỂ XỬ LÝ NƯỚC THẢI?
Màng MBR Việt Nam đại diện cho một sự đổi mới trong lĩnh vực công nghệ, kết hợp giữa công nghệ màng và phương pháp xử lý nước thải bằng cách sử dụng phương pháp sinh học truyền thống. Nó mang lại nhiều lợi ích đặc trưng như: Tiết kiệm diện tích, ổn định chất lượng nước sau quá trình xử lý, gia tăng hiệu suất xử lý,… Để đạt được hiệu suất cao và gia tăng tuổi thọ, việc thiết kế và vận hành đều đóng vai trò quan trọng. Hãy cùng Môi trường Phước Trình khám phá chi tiết về cách thức thiết kế màng MBR.
THÔNG SỐ KỸ THUẬT MÀNG MBR VIỆT NAM |
|
Loại màng |
Dạng sợi rỗng ( Hollow Fiber ) |
Kích thước lỗ rỗng |
0,04 µm |
Kích thước màng |
1. GRE-114: Rộng 114mm x Cao 500mm.2. GRE-140: Rộng 140mm x Cao 900mm. |
Diện tích bề mặt |
1. GRE-114: 2m22. GRE-140: 6m2 |
Lưu lượng vận hành trung bình |
1. GRE-114: 80-120 lit/giờ2. GRE-140: 240-360 lit/giờ |
Lưu lượng thiết kế |
1. GEM01: 100 lít/giờ2. GEM02: 300 lít/giờ |
Vật liệu khung |
Nhựa uPVC |
Đầu hút 01 đơn nguyên màng |
Ø21mm |
Hình thức vận hành |
8 phút chạy, 1 phút rửa ngược. |
Bảo hành |
01 năm cho các lỗi kỹ thuật. |
Trong thiết kế Bể Điều Hòa cho hệ Màng MBR Việt Nam, duy trì lưu lượng đều giờ giờ là yếu tố quyết định để tránh giảm tuổi thọ và nguy cơ nghẽn Màng. Quá trình này cũng đòi hỏi cân nhắc cẩn thận về thời gian lưu trong Bể Điều Hòa. Bể nhỏ cần tăng số Màng để đảm bảo vận hành ổn định với công suất cao nhất từng giờ, tuy nhiên, điều này ảnh hưởng đến chi phí đầu tư và vi sinh.
Bể Anoxic và Aerotank trong công nghệ Màng MBR Việt Nam được thiết kế với thời gian lưu ngắn và tăng MLSS lên đến 8.000 mg/l, giúp tăng hiệu suất xử lý, mặc dù đòi hỏi tính toán kỹ lưỡng.
Trong thiết kế hệ MBR, Bể chứa Màng MBR riêng biệt là quan trọng để đảm bảo không gian cho module Màng và giảm lượng hóa chất rửa màng. Bể hiếu khí và bể lắng sơ bộ cũng cần tính toán đúng để giảm tải SV cho hệ Màng.
Bể chứa nước sạch đầu ra có thể kết hợp với bể khử trùng cho quá trình bơm rửa ngược và tái sử dụng nước cho mục đích khác, tạo ra hệ thống linh hoạt và hiệu quả.
Lưu lượng thiết kế trung bình của Bộ GRE-114 được chọn là 100 lit/giờ, trong khi Bộ GRE-140 có lưu lượng thiết kế là 300 lit/giờ. Đối với lỗ Màng MBR VIỆT NAM có kích thước 0,03 micro, nước thải sau khi đi qua có thể tái sử dụng cho việc tưới cây, rửa đường, và hệ chiller. Nước thải sau khi đi qua lỗ Màng UF có thể dẫn trực tiếp vào hệ Màng RO để tái thu hồi nước cho các mục đích cao cấp hơn.
Với cấu trúc lỗ Màng 0,03 micro, các chất vô cơ trong nước thải công nghiệp được giữ lại trên bề mặt sợi màng, dễ dàng loại bỏ bằng hóa chất. Màng MBR này vượt trội so với các loại Màng MBR khác có lỗ Màng MF, nơi chất vô cơ có thể bám vào lỗ màng, gây khó khăn trong quá trình làm sạch.
Cấm ánh nắng trực tiếp chiếu vào bề mặt của màng; màng phải được lưu trữ tại một phòng khô ráo và thoáng mát, với nhiệt độ dao động từ 5 – 35o.
Trong quá trình di chuyển, cần duy trì mô-đun màng ở nhiệt độ không vượt quá -5 – 45o. Tuy nhiên, không nên để màng ở điều kiện nhiệt độ này quá 6 tuần. Nếu mô-đun được vận chuyển bằng đường biển, nó phải được đặt trong bao bì biển và lưu trữ ở nhiệt độ môi trường xung quanh, với điều kiện nhiệt độ đó nằm trong khoảng được quy định tại đây.
Khi màng MBR Việt Nam đã bị ngâm trong dung dịch, màng không được phép khô.
Nếu hệ thống màng MBR không hoạt động trong thời gian ít hơn 7 ngày, phải giữ cho mô-đun ẩm bằng cách đặt mô-đun màng vào bể ngâm (bể sinh học) và phải đảm bảo các điều kiện sau:
Trên đây là tất cả những kiến thức về thiết kế màng MBR mà chúng tôi muốn chi sẻ đến các bạn. Hy vọng với những kiến thức này, bạn đã biết được cách sử dụng màng và cùng tuyên truyền, nâng cao ý thức cho những người xung quanh để bảo vệ môi trường ngày càng trong lành hơn. Mọi thông tin chi tiết, quý khách hàng hãy liên hệ ngay với Môi trường Phước Trình để được tư vấn và giải đáp.